Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

Ms. Khương

Saler

0902282559

Hỗ trợ trực tuyến

MR. ĐẠI

Bộ phận dự án

0986 230 399

Hỗ trợ trực tuyến

MR. VƯỢNG

Tư vấn kỹ thuật, sản phẩm

0934 280 689

Hỗ trợ trực tuyến

MR HUY

Hỗ trợ kỹ thuật

0985.286.000

Hỗ trợ trực tuyến

Mr. Quang

Tư vấn kỹ thuật

0937683638

Video

Fanpage

Nguyên nhân bị chuột rút khi bơi và cách xử lý bạn nên biết

20/02/2020 1557

Chuột rút là gì?

Chuột rút là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột và bất ngờ. Theo sau đó là cảm giác đau thắt ở một vùng cơ trên cơ thể. Não bộ cũng không thể điều khiển được vùng cơ bị chuột rút trong thời gian ngắn.

Chuột rút được biết là có thể xảy ra ở tất cả các bắp thịt trên cơ thể. Tuy nhiên, có một số bộ phận thường xuyên xảy ra tình trạng này hơn là ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Nguyên nhân bị chuột rút khi bơi

Tại sao khi đi bơi bị chuột rút? Hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do oxy cung cấp cho quá trình hoạt động của cơ bắp bị thiếu. Khi bơi, con người vận động với cường độ mạnh và sinh ra một loạt các xung thần kinh riêng rẽ tác động liên tiếp đến cơ. Cơ thể cũng ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxy. 

Chính việc này đã giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ, ảnh hưởng đến sự co duỗi của cơ. 

Do đó, để hạn chế tình trạng này khi đi bơi người ta thường tập các bài tập khởi động trước khi bơi.

Cách xử lý việc khi bị chuột rút khi bơi

Hoảng loạn là tâm trạng thường thấy của hầu hết tất cả mọi người bị chuột rút khi bơi. Càng hoảng loạn thì bạn sẽ càng mất sức và dễ đuối nước. Cần làm gì khi bị chuột rút khi bơi?

Việc đầu tiên bạn cần làm khi bị chuột rút là phải giữ được sự bình tĩnh cho cả tâm lý lẫn cơ thể. 

Sau đó, bạn nên cố gắng thả nổi cơ thể và giữ bình tĩnh. Việc này sẽ giúp các cơ có thời gian hồi phục sau cơn co rút. Và cách hữu ích nhất là các bạn nên thả lỏng cơ thể rồi ngửa người theo dòng nước. 

Tiếp theo, tùy vào bộ phận cơ thể bị chuột rút bạn sẽ có cách sơ cứu chuột rút khác nhau.

  • Chuột rút ở cơ bụng: thả lỏng toàn thân với tư thế dang rộng hai chân. Sau đó, hít thật sâu và dùng tay bấm nhẹ vào các huyệt đạo xung quanh. Có thể dùng tay xoa nhẹ làm ấm vùng bụng bị chuột rút rồi chờ người đến đưa bạn lên bờ.
  • Chuột rút ngón chân, cẳng chân và đùi: Dùng tay đối diện với phần chân bị chuột rút, nắm lấy ngón chân, dùng sức kéo ngược lên bên trên để kéo dãn cơ.
  • Chuột rút ở ngón tay: Nắm chặt lại bàn tay, sau đó xòe mạnh các ngón tay ra, lặp lại vài lần.

Chuột rút ở các cơ sẽ rất dễ tái diễn khi bạn tiếp tục bơi sau khi sơ cứu. Bạn nên tìm cách bơi lên bờ hoặc tìm đến những vũng nước nông hơn để tiếp tục xử lý. 

  • Bắp chân là bộ phận dễ bị chuột rút. Khi đã lên bờ, bạn nên cố gắng ngồi nhỏm dậy rồi duỗi thẳng chân ra. Sau đó, bạn đứng bằng ngón chân hoặc gót chân để làm giãn cơ bắp. 
  • Người bị chuột rút nên ngồi xuống rồi nhờ người kéo thẳng chân ra. Song song hành động đó, bạn nâng gót chân lên và dùng tay ấn mạnh xuống đầu gối. Cơ bắp đùi sẽ thoải mái hơn sau khi bơi.
  • Để cơ hoành thư giãn, các bạn nên hít thở thật sâu và xoa bóp nhẹ ở bắp thịt xung quanh ngực. Sau đó, các bạn có thể uống một tách trà hoặc cà phê nóng hay cốc nước chanh, nước cam,… Chúng có tác dụng trong việc giảm đau và cải thiện chứng chuột rút. 

Tốt nhất là bạn không nên tiếp tục bơi. Hãy về nhà tắm nước nóng thư giãn và nghỉ ngơi. Nước nóng sẽ giúp bắp thịt giãn ra, máu lưu thông, giảm đau và chống chuột rút tái diễn.

Những lưu ý quan trọng để tránh bị chuột rút khi bơi

Ngoài việc biết cách xử lý khi bị chuột rút, bạn cũng nên trang bị kiến thức để tránh bị chuột rút. Thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng tránh giúp bạn an tâm khi bơi lội.

  • Khởi động cơ thể thật tốt trước khi vận động, nhất là các bài tập kéo dãn cơ
  • Nên học cách thả nổi cơ thể khi tập bơi
  • Bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải khi vận động. Một số thực phẩm nên uống như nước dừa, nước tăng lực thể thao,…
  • Hạn chế đi giày cao gót
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể như: vitamin, khoáng chất, canxi,….
  • Thường xuyên vận động, nên tránh ngồi lại một chỗ trong thời gian dài
  • Nên làm một tách trà trước khi vận động với cường độ mạnh
Tag: